Thai 40 tuan va nhung dieu me can biet

Thai 40 tuần và những điều phụ nữ mang thai cần biết

Sau chín tháng bên nhau, cùng nhau “lớn lên” thì tuần 40 này là thời gian các bé đã sẵn sàng để hai mẹ con chính thức gặp mặt nhau rồi. Mẹ cần chuẩn bị tâm lý để đón quá trình chuyển dạ ngay trong tuần này, nhưng nếu vẫn chưa đến thời kì đó, mẹ đừng lo lắng quá nhé. Đặc biệt là đối với mẹ lần đầu mang thai, quá trình chuyển dạ đến muộn khoảng hai tuần là điều rất tự nhiên. Khi bé cưng đã sẵn sàng, có phải mẹ cũng nên hiểu thêm về bé để có “buổi hẹn đầu” tự tin và đáng nhớ phải không nè? Cùng Vinamilk khám phá thai tuần 40 sẽ như thế nào và mẹ cần chuẩn bị gì cho thời gian chuyển dạ trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm bài viết khác:

Bé cưng lúc vừa chào đời

  • Em bé hình thành từ các tế bào nhỏ, trải qua một quá trình dài 9 tháng mang bầu, lúc này bé đã phát triển hoàn thiện. Lúc bé vừa chào đời, mẹ đừng quá lo âu nếu như đầu bé hơi bị móp do phải chịu áp lực lúc đi qua đường sinh. Chỉ vài ngày hoặc thậm chí là vài tiếng sau đầu bé sẽ tròn xinh trở lại.
  • Lúc bé vừa ra đời, trên người dính chất nhờn và máu. Các bác sĩ sẽ phải hút hết chất nhầy trong miệng, mũi thì bé mới có thể cất tiếng khóc đầu tiên chào đón cuộc đời và báo cho mẹ yên tâm rằng con khỏe.
  • Để biết bé có khỏe mạnh không, các bác sĩ phải đánh giá bằng chỉ số Apgar bao gồm các tiêu chí: màu da, nhịp tim, tần suất và cường độ hô hấp, hoạt động và sự phối hợp của cơ, kích thích phản xạ. Mặc dù đánh giá trên thang điểm 10, song việc đạt 10 điểm là trường hợp rất hiếm khi xảy ra nên mẹ không cần lo âu nếu bé không đạt điểm tối đa trong lần kiểm tra đầu tiên. Các bé đạt từ 7 – 9 điểm đã được đánh giá là khỏe mạnh rồi mẹ nhé.
  • Với những bé “chậm chân”, ra muộn hơn ngày dự sinh, da có thể bị khô và bong tróc, móng tay phát triển dài nên trong lúc vô ý có thể tự mình làm xước da hoặc bé sẽ háu đói hơn bình thường. Vì vậy, cha mẹ phải chuẩn bị sẵn sàng dầu oliu để mát xa và cho vào nước tắm, mang bao tay cho bé, chú ý cắt móng tay, và quan trọng nhất là luôn cho bé bú sớm sau sinh. Điều này vừa giúp cung cấp dinh dưỡng cho bé vừa giúp bồi dưỡng tình cảm mẹ con ngay từ những ngày đầu.

Những thay đổi của mẹ trong tuần 40

  • Mẹ có thể gặp một chút khó khăn khi đi đứng vì mắt cá chân, bàn chân và cơ thể có hiện tương sưng phù. Thậm chí, có thể khu vực âm hộ cũng bị sưng.
  • bé đang di chuyển xuống thấp hơn và mẹ có thể cảm nhận rõ ràng hơn về sức nặng của bé, cùng với cả nhau thai và nước ối, giống như bé đang nhắc nhở mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn của hai mẹ con.
  • Trong thời kì này, tần suất đi tiêu và đi tiểu của mẹ có thể nhiều hơn, do áp lực của khối rắn khoảng 4kg của bé và nước ối đè lên ruột dưới, trực tràng và bàng quang thì không có nhiều chỗ trống để tích nước nữa.
  • Mẹ đừng hoảng nếu thấy ít máu lẫn trong dịch nhầy âm đạo vì đây là hiện tượng bình thường do máu ở cổ tử cung căng đầy nên rò rỉ ra ngoài thôi.
  • Sau khi cảm nhận được cơn co thắt đầu tiên, những cơn co thắt tiếp theo sẽ kéo dài khoảng 1 phút khiến mẹ cảm thấy đau dữ dội và cơn đau này lan tỏa đến dạ dày, lưng và cả đùi trên nữa.
  • Trong trường hợp mẹ chưa chuyển dạ nhưng lại bị ra nước ối thì các bác bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của thai kỳ và đánh giá tình hình. Nếu thấy cấp thiết, các bác sĩ sẽ giục sinh. Và thông thường thì các bệnh viện phụ sản sẽ giục sinh trong vòng 24 giờ sau lần đầu tiên mẹ ra nước ối. Điều này giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng cho cả hai mẹ con.

Việc bé chào đời chỉ là một bước khởi đầu. bố mẹ sẽ phải chuẩn bị thật nhiều cho cuộc sống về sauVinamilk chúc mẹ và bé có một kỷ niệm thật đẹp cho điểm khởi đầu hạnh phúc của gia đình “nến vàng”, “nến xanh” và “nến hồng”.

Nguồn bài viết: https://www.ketnoisuckhoe.win/

Xem thêm bài viết khác:

-------------// -------------
----Dịch vụ SEO Tổng Thể UAE Media-----
UAE DIGITAL MARKETING AGENCY
- Dịch Vụ Mang Đến Sự Hài Lòng
- Địa chỉ: 58/234 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Website: www.uae.com.vn
- Email: touch@uae.vn
- Hotline kinh doanh: 0334 07 2727

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn